Cấu tạo đĩa đệm gồm có bao xơ bọc bên ngoài bảo vệ nhân nhầy bên trong. Khi có tổn thương xảy ra bên ngoài khiến bao xơ bị rách. Nhân nhầy đĩa đệm sẽ theo vị trí rách đi ra ngoài. Lúc này các rễ thần kinh xung quanh đĩa đệm bị nhân nhầy đè lên sẽ gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương khá phổ biến do tuổi tác, tư thế làm việc, tổn thương,… gây ra. Cấu trúc cột sống của cơ thể chúng ta có nhiều đĩa nhỏ nằm giữa 2 đốt sống có tác dụng giảm xóc và phân tán lực cho cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe bệnh nhân. Đáng chú ý nhất là các vấn đề:
Đau nhức thường xuyên, kéo dài. Ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân.
Nguy cơ bị teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép. Mất khả năng lao động. Có nguy cơ bị liệt.
Bên cạnh việc điều trị sớm để tránh những hậu quả, biến chứng nguy hiểm, phòng tránh teo cơ do thoát vị đĩa đệm cũng rất cần thiết. Để phòng tránh teo cơ, bệnh nhân cần:
Phòng bị teo cơ do thoát vị đĩa đệm |
Thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng thoát vị và điều trị tích cực.
Thực hiện các bài tập, vận động đề phòng teo cơ theo chỉ định của bác sĩ. Những bài tập này có thể giúp lấy lại sức mạnh cho các cơ. Qua đó tránh được tình trạng teo cơ trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm. Các bài tập phổ biến mà bạn có thể tham khảo là yoga, đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe,…
Uống đủ nước (từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày). Bổ sung các thực phẩm giàu canxi để hỗ trợ cho xương khớp có điều kiện hồi phục tốt. Hạn chế vận động mạnh, ngồi lâu. Cần xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
Phòng tránh teo cơ cũng là biện pháp hữu hiệu giảm nguy cơ bị liệt do thoát vị đĩa đệm.
Điều trị thoát vị đĩa đệm và phòng tránh biến chứng teo cơ là rất quan trọng. Qua bài viết, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong phòng chống căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
►Xem thêm: Bài tập chữa bệnh tê tay
Nhận xét
Đăng nhận xét