Chuyển đến nội dung chính

Những bài tập chữa bệnh tê tay

Nếu ngón tay đau và cứng, cố gắng làm ấm trước khi tập. Có thể chườm ấm hay cho tay vào nước ấm 10 phút. Để có cảm giác ấm sâu, bạn xoa ít dầu ăn vào tay, mang găng cao su và nhúng vào nước ấm.

Bài tập chữa bệnh tê tay: Căng bàn tay hết sức đến khi bạn thấy chặt, không đau. Nhẹ nhàng nắm tay lại, ngón cái để trước, giữ 30 - 60 giây, sau đó bung rộng các ngón tay. Làm cả hai bàn tay, lặp lại 4 lần. Bài tập này làm tăng sức mạnh bàn tay của bạn, tăng khả năng vận động và giúp giảm đau.

Bài tập căng ngón tay: Úp bàn tay xuống bàn phẳng, nhẹ nhàng làm phẳng lòng bàn tay xuống mặt bàn phẳng (chú ý không dùng lực của các khớp ngón tay, cổ tay), giữ 30-60 giây, lặp lại 4 lần, làm hai tay

Bài tập móng vuốt: Giúp cải thiện tầm vận động khớp ngón tay. Giữ hai tay trước mặt, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Co các ngón tay sao cho đầu móng chạm vào gốc ngón, lúc này trông giống như kiểu “móng vuốt”. Giữ 30 - 60 giây rồi thả ra. Lặp lại 4 lần mỗi tay.

Những bài tập chữa bệnh tê tay
Những bài tập chữa bệnh tê tay 


Bài tập tăng sức nắm: Giúp bạn mở nắm cửa dễ dàng hơn, cầm vật tránh bị rơi. Giữ trái banh mềm trong lòng bàn tay, ép càng chặt càng tốt. Giữ vài giây rồi thả ra. Lặp lại mỗi tay 10-15 lần, 2-3 lần/tuần nhưng nên nghỉ khoảng 2 ngày giữa các lần tập. Không tập bài này khi ngón cái bị tổn thương.

Bài tập tăng sức kẹp: Làm tăng sức cơ của ngón tay và ngón cái, giúp bạn mở khóa, mở gói thức ăn dễ dàng hơn. Kẹp một trái banh mềm giữa các ngón tay. Giữ 30-60 giây. Lặp lại 10-15 lần cả hai tay, 2-3 lần/tuần nhưng nên nghỉ khoảng 2 ngày giữa các lần tập. Không tập bài này khi ngón cái bị tổn thương.

Bài tập nâng ngón tay: Đặt tay trên bàn phẳng, lòng bàn tay úp. Nhẹ nhàng nâng ngón lên rồi từ từ hạ xuống. Có thể nâng cùng lúc ngón cái và các ngón tay khác. Tập 8 - 12 lần mỗi ngón. Bài tập này giúp tăng tầm vận động và độ linh hoạt ngón tay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn. Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Liệt dây thần kinh số 7 nên kiêng ăn gì?

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 không nên ăn, có thể dễ dàng phát hiện qua việc vệ sinh buổi sáng, người bệnh có thể gặp khó khăn khi vệ sinh cá nhân, súc miệng, đánh răng… Cụ thể hơn, khi soi gương người bệnh có thể cảm thấy mặt lệch, mắt có hiện tượng sếch, môi hơi lệch về một bên… Các hoạt động đơn giản và cơ bản hàng ngày như nhắm mắt, chu môi, chúm môi… đều vô cùng khó khăn. Vị giác bị rối loạn, nếu bệnh nặng có thể sẽ mất cảm giác vị giác, không còn thưởng thức được hương vị của các món ăn. Đôi khi mất cảm giác trên khuôn mặt, không kiểm soát được trạng thái của chính bản thân mình. Các hiện tượng như ù tai, nghe kém, chân tay bên đối diện với bên liệt có hiện tượng mỏi. Khi ngủ người bệnh không thể nhắm mắt, khép miệng, nước mắt và nước dãi chảy ra ngoài. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. Thông thường, người ta kết hợp sử dụng thuốc và châm cứu để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng liệt dây thần ki

Chữa viêm xương

Sinh thiết xương sẽ tiết lộ loại vi trùng gây nhiễm trùng, bác sĩ có thể chọn thuốc kháng sinh đặc biệt tốt cho loại nhiễm trùng. Các kháng sinh thường được sử dụng thông qua tĩnh mạch ở cánh tay trong ít nhất 6 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Các phương pháp điều trị viêm xương là dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị nhiễm bệnh hoặc chết. Phẫu thuật Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phẫu thuật viêm tủy xương có thể bao gồm một hoặc nhiều các thủ thuật sau đây: Lấy dịch từ các khu vực bị nhiễm bệnh. Mở khu vực xung quanh xương bị nhiễm bệnh cho phép bác sĩ phẫu thuật lấy mủ hoặc chất dịch đã tích tụ. Lấy bỏ xương và mô bệnh. Bác sĩ phẫu thuật lấy bỏ xương bị bệnh khi có thể, lấy một ít mép xương khỏe mạnh để đảm bảo rằng tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh đã được lấy bỏ. viêm khớp nên ăn uống gì http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-nen-an-uong-gi.html Phục hồi lưu lượng máu đến xương. Bác sĩ ph