Chuyển đến nội dung chính

Chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt rang

Theo dân gian, để chữa thoái hóa khớp, một trong những phương pháp đơn giản nhất chính là sử dụng gạo lứt hàng ngày. Ngoài việc điều trị chuyên sâu, người bệnh cần bổ sung bột gạo lứt rang vào khẩu phần ăn để hỗ trợ quá trình chữa bệnh

Không chỉ trong y học hiện đại, y học cổ truyền cũng công nhận tác dụng tuyệt với của gạo lứt đối với cơ thể. Các thầy thuốc cho biết, gạo lứt có tác dụng kiện tỳ, ích khí, hỗ trợ các hoạt động ở hệ tiêu hóa và tăng cường khí lực. Những người suy nhược, yếu ớt, không đủ khí lực nếu được cho sử dụng gạo lứt thường xuyên sẽ giúp bồi bổ cơ thể trở nên mạnh khỏe hơn và vận động hiệu quả hơn. 

Gạo lức còn có khả năng giảm thiểu lượng đường và cholesterol trong máu, hỗ trợ quá trình lưu thông nên máu nên rất tốt với những người đang gặp vấn đề về tim mạch, chuyển hóa. Đối với người bệnh thoái hóa khớp, kết hợp điều trị bằng thuốc men, tri liệu với chế độ ăn uống hợp lý có thành phần gạo lứt rang sẽ mang đến hiệu quả cao.


Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn và xương dưới sụn, xảy ra do sự mất cân bằng giữa quá trình tái tạo, tổng hợp sụn với quá trình phá hủy sụn khớp. Khớp bị thoái hóa sẽ trở nên mòn mỏng và sần sùi, không đủ bảo vệ và giảm ma sát cho các đầu xương dưới sụn khi vận động khiến các đầu xương này cọ trực tiếp với nhau, dẫn đến sự hình thành gai xương gây đau hoặc tê bì.

Trà gạo lứt

Sau khi chuẩn bị sẵn gạo lứt đỏ, bạn đem vo gạo cho sạch rồi để ráo nước. Sau đó đem gạo lứt đi rang trên lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi gạo nở bung, có mùi thơm, hạt gạo có màu sậm là được. Cho gạo lứt vào một cái rỗ có lót sẵn vải rồi phủ kín gạo đến khi gạo lứt nguội thì cho vào 1 cái hủ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản và dùng dần. 

Chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt rang
Chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt rang


Mỗi ngày, pha vài muỗng gạo lứt rang với nước sôi như pha trà để uống. Nước trà gạo lứt thường có màu cánh dán và mùi thơm dịu, có thể pha nhiều nước để uống tùy theo khẩu vị đậm nhạt của người bệnh.

Bột gạo lứt rang

Bạn đem gạo lứt rang chín đều đến khi hạt gạo nở bung rồi xay mịn thành bột. Mỗi lần sử dụng thì pha 2 muỗng bột gạo lứt rang với 200ml nước sôi, thêm chút xíu muối hoặc mật ong vào khuấy đều trong 5-10 phút rồi dùng khi còn ấm.

Cốm gạo lứt

Thay vì đam gạo lứt đi rang như 2 cách trên, bạn có thể vo sạch gạo rồi đem nấu cơm. Khi cơm chín thì bóp rời và phơi khô rồi mới đem rang lên. Hạt gạo lứt lúc này sẽ trở thành hạt cốm giòn tan có mùi rất thơm, ăn rất ngon miệng.

Cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt rang cho hiệu quả cao

Để điều trị bệnh thoái hóa khớp cho hiệu quả cao, bạn cần sử dụng kết hợp những cách dùng bột gạo lứt trên đây. Nghĩa là mỗi ngày bạn nên dùng gạo lứt ít nhất 2 lần bằng cách:

Buổi sáng: Uống bột gạo lứt rang hoặc pha trà gạo lứt để uống.
Buổi trưa: Ăn cơm gạo lứt với muối mè + uống nước trà gạo lứt đỏ
Buổi chiều – tối: Ăn cơm gạo lứt với muối mè

Trong quá trình điều trị bệnh cần kiêng ăn thịt, hải sản, cà phê, rượu, bia… ; chú ý bổ sung thêm các loại rau, củ, quả tươi xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Sau một thời gian ngắn sử dụng gạo lứt, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể nhanh nhẹn, giảm đau và sưng khớp, giảm cholesterol giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên cho rằng chỉ dùng gạo lứt là sẽ khỏi bệnh mà cần phải kết hợp sử dụng thuốc và áp dụng trị liệu để mang lại kết quả tốt nhất.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn. Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Kết xương trong gãy xương cánh tay

Kết xương trong gãy xương cánh tay xảy ra có thể do chấn thương trực tiếp khi vật cứng đập vào làm gãy xương hoặc khi ngã chống tay xuống đất. Bệnh nhân nếu không được cứu chữa kịp thời có khả năng mắc nhiều biến chứng liệt dây thần kinh quay, thương tổn động mạch cánh tay, hạn chế vận động. Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương cánh tay được áp dụng tuỳ theo từng loại gãy và tuổi bệnh nhân, điều trị bảo tồn được áp dụng cho các gãy xương không di lệch hoặc ít di lệch và vững. Khoảng 75% các gãy đầu trên xương cánh tay là ít di lệch và có thể điều trị bằng bảo tồn, tuy nhiên gãy trật và mất vững gãy xương hở, gãy vụn thì cần được phẫu thuật nắn lại các mặt gãy, bất động đủ vững chắc để tập vận động sớm khớp vai. Cố định ngoài Chỉ định trong gãy hở, có khiếm khuyết da và phần mềm, các gãy vụn nhiều mảnh ở bệnh nhân có nhu cầu vận động sớm, các bệnh nhân gãy thân xương kèm tổn thương bỏng ở vùng khác cần lấy da để ghép, hoặc ở bệnh nhân có kèm gãy xương cẳng tay cùng bên.

Biểu hiên viêm đa khớp dạng thấp là gì ?

Cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Đối xứng: Thường viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Viêm khớp chân http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-chan.html Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế. Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp rất đa dạng, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau: Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhợt. Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương tru ( gần khớp khuỷu tay ), trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp