Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên chưa được rõ ràng, tuy nhiên người ta cho rằng bệnh có tính chất tự miễn với tình trạng nhiễm khuẩn làm khởi động một loạt các quá trình trong hệ thống miễn dịch. Bệnh thường khởi phát sau nhiễm virut, Chlamydia mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella… Các thể viêm khớp tự phát thiếu niên Các thể bệnh của viêm khớp tự phát sẽ xuất hiện theo từng lứa tuổi với các biểu hiện ở khớp thường xuất hiện khi có các tổn thương ở da. Thể hệ thống hay còn gọi là thể Still ở trẻ em: các triệu chứng là sốt cao, nổi ban màu hồng ở da và viêm khớp. Tổn thương khớp theo từng đợt, ít nhất tồn tại trong 2 tuần, sau đó thường biến mất. Trẻ thường sốt cao (39-40 độ C), sau đó tự hạ nhiệt về bình thường. Tổn thương ở khớp thường gặp ở khớp vừa và khớp lớn, nhất là khớp gối, sau đó đến khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ chân,… Các tổn thương khác như tổn thương nội tạng (gan lách hạc to, viêm màng ngoài tim hoặc viêm các thanh mạc khác),
Bệnh loãng xương thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại. Ở Mỹ có gần 10 triệu người mắc bệnh loãng xương, phụ nữ chiếm trên 80% trong số đó. Người ta dự đoán rằng cứ 1 trong 2 phụ nữ và 1 trong 8 nam giới trên 50 tuổi bị bệnh loãng xương. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50-59, 22% trong độ tuổi từ 60-69, 39% trong độ tuổi từ 70-79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên. Ngay từ khi còn trẻ cho đến tuổi trưởng thành trong cơ thể luôn diễn ra hai quá trình: hủy xương và tái tạo xương. Quá trình này người ta gọi là quá trình “tái cấu trúc” hay còn gọi là chu chuyển xương. Ở người trẻ tuổi quá trình tạo xương diễn ra chiếm ưu thế hơn so với quá trình hủy xương. Kết quả là xương phát triển cả về chiều dài, khối lượn