Chuyển đến nội dung chính

Viêm khớp tự phát thiếu niên

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên chưa được rõ ràng, tuy nhiên người ta cho rằng bệnh có tính chất tự miễn với tình trạng nhiễm khuẩn làm khởi động một loạt các quá trình trong hệ thống miễn dịch. Bệnh thường khởi phát sau nhiễm virut, Chlamydia mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella…


Các thể viêm khớp tự phát thiếu niên


Các thể bệnh của viêm khớp tự phát sẽ xuất hiện theo từng lứa tuổi với các biểu hiện ở khớp thường xuất hiện khi có các tổn thương ở da.

Thể hệ thống hay còn gọi là thể Still ở trẻ em: các triệu chứng là sốt cao, nổi ban màu hồng ở da và viêm khớp. Tổn thương khớp theo từng đợt, ít nhất tồn tại trong 2 tuần, sau đó thường biến mất. Trẻ thường sốt cao (39-40 độ C), sau đó tự hạ nhiệt về bình thường.

Tổn thương ở khớp thường gặp ở khớp vừa và khớp lớn, nhất là khớp gối, sau đó đến khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ chân,… Các tổn thương khác như tổn thương nội tạng (gan lách hạc to, viêm màng ngoài tim hoặc viêm các thanh mạc khác), đau ngực, khó thở…

Thể một hay vài khớp: đặc trưng bởi đặc điểm khởi phát dưới 4 khớp tổn thương. Nếu số khớp viêm không tăng, tức là vẫn dưới 4 khớp sau 6 tháng đầu mắc bệnh thì xếp vào nhóm viêm khớp dai dẳng. Trường hợp sau 6 tháng đầu bị bệnh số khớp viêm tăng từ 5 khớp trở lên thì xếp vào nhóm viêm khớp mở rộng. đông y điều trị tràn dịch khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/chua-tran-dich-khop-goi-bang-dong-y.html

Thể điển hình gặp ở bé gái từ 2-5 tuổi (3 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất), bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái). Các khớp thương tổn thường là khớp gối, cổ chân, khuỷu, cổ tay, các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, viêm khớp không đối xứng.



Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp âm tính: tỉ lệ mắc bệnh ở nam gặp nhiều hơn nữ, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến ở trẻ trên 10 tuổi. Biểu hiện viêm từ 5 khớp trở lên trong vòng 6 tháng đầu bị bệnh. Các khớp viêm thường gặp như khớp gối, cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân,…

Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp dương tính: bệnh cũng hay gặp ở bé gái trên 10 tuổi, các biểu hiện viêm khớp giống như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Viêm các khớp nhỏ và nhỡ có tính chất đối xứng, người bệnh thường cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đôi khi có biểu hiện ngoài khớp như hạt dưới da, viêm mạch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại di chứng biến dạng và phá hủy khớp nặng.

Viêm khớp thể viêm nhiều điểm bám tận: bệnh thường gặp ở trẻ từ 12 – 16 tuổi, tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ. Các khớp viêm như khớp háng, gối, cổ chân hay các khớp nhỏ, khớp không đối xứng. Những biểu hiện ở cột sống thường xuất hiện sau khi có biểu hiện viêm các khớp ở chi dưới. Tổn thương ngoài khớp thường gặp ở mắt là viêm mống mắt cấp tính. Thể này tiến triển nhanh, dẫn đến dính khớp gây tàn phế.

Viêm khớp vảy nến: thường xuất hiện ở lứa tuổi 7-11 với các biểu hiện tổn thương ở khớp. Viêm ở cả khớp lớn và khớp nhỏ, các khớp viêm không đối xứng, tổn thương nặng nhất ở khớp gối.

Triệu chứng ngón tay, chân hình “khúc dồi” và những tổn thương lõm hoặc bong ở móng tay, chân là những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh. Tổn thương khớp tuy nhẹ nhưng cũng có những người hợp gây teo cơ, biến dạng khớp.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn. Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Liệt dây thần kinh số 7 nên kiêng ăn gì?

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 không nên ăn, có thể dễ dàng phát hiện qua việc vệ sinh buổi sáng, người bệnh có thể gặp khó khăn khi vệ sinh cá nhân, súc miệng, đánh răng… Cụ thể hơn, khi soi gương người bệnh có thể cảm thấy mặt lệch, mắt có hiện tượng sếch, môi hơi lệch về một bên… Các hoạt động đơn giản và cơ bản hàng ngày như nhắm mắt, chu môi, chúm môi… đều vô cùng khó khăn. Vị giác bị rối loạn, nếu bệnh nặng có thể sẽ mất cảm giác vị giác, không còn thưởng thức được hương vị của các món ăn. Đôi khi mất cảm giác trên khuôn mặt, không kiểm soát được trạng thái của chính bản thân mình. Các hiện tượng như ù tai, nghe kém, chân tay bên đối diện với bên liệt có hiện tượng mỏi. Khi ngủ người bệnh không thể nhắm mắt, khép miệng, nước mắt và nước dãi chảy ra ngoài. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. Thông thường, người ta kết hợp sử dụng thuốc và châm cứu để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng liệt dây thần ki

Chữa viêm xương

Sinh thiết xương sẽ tiết lộ loại vi trùng gây nhiễm trùng, bác sĩ có thể chọn thuốc kháng sinh đặc biệt tốt cho loại nhiễm trùng. Các kháng sinh thường được sử dụng thông qua tĩnh mạch ở cánh tay trong ít nhất 6 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Các phương pháp điều trị viêm xương là dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị nhiễm bệnh hoặc chết. Phẫu thuật Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phẫu thuật viêm tủy xương có thể bao gồm một hoặc nhiều các thủ thuật sau đây: Lấy dịch từ các khu vực bị nhiễm bệnh. Mở khu vực xung quanh xương bị nhiễm bệnh cho phép bác sĩ phẫu thuật lấy mủ hoặc chất dịch đã tích tụ. Lấy bỏ xương và mô bệnh. Bác sĩ phẫu thuật lấy bỏ xương bị bệnh khi có thể, lấy một ít mép xương khỏe mạnh để đảm bảo rằng tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh đã được lấy bỏ. viêm khớp nên ăn uống gì http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-nen-an-uong-gi.html Phục hồi lưu lượng máu đến xương. Bác sĩ ph