Chuyển đến nội dung chính

Chữa đau thần kinh tọa

Có khoảng 40% dân số thế giới sẽ bị đau thần kinh tọa tại một số điểm trong cuộc đời của họ. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với chứng đau thắt lưng hoặc chuột rút chân. Cơn đau thần kinh tọa có thể từ nặng đến nhẹ, từ tê tê đến đau nhói và dữ dội ở một bên cơ thể. Hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc dùng thuốc để giảm đau mà quên mất rằng có rất nhiều cách chữa bệnh thần kinh tọa ngay tại nhà đơn giản hiệu quả .

Cách chữa bệnh thần kinh tọa tại nhà:

Bóng tennis


Bạn đã nghe về tác dụng của bóng tennis đối với bệnh đau lưng chưa, vậy thì tại sao không áp dụng nó như một cách chữa đau dây thần kinh tọa. Hoạt động như một liệu pháp massage và bấm huyệt, bóng tennis sẽ giúp bạn giảm đau cơ và căng cơ hiệu quả. Hơn thế nữa, nó còn giúp giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, cải thiện khả năng di chuyển và lưu thông máu đến khu vực tổn thương.

Nằm hoặc ngồi trên sàn nhà, đặt quả bóng tennis dưới cơ bắp, gần vị trí của cơn đau. Bạn nên sử dụng nhiều hơn một quả bóng để trải dài áp lực, như vậy lúc thực hiện sẽ không bị đau và hiệu quả cũng tăng lên đáng kể. Hãy điều chỉnh vị trí quả bóng sao cho dễ chịu nhất, giữ khoảng 15-20s rồi lăn người nhẹ nhàng để bóng massage cho vùng bị chèn ép.

Muối Epsom


Bạn có bao giờ nghe nói về đau dây thần kinh tọa và cách chữa bệnh bằng muối Epsom. Muối Epsom là một loại muối đặc biệt, được hình thành do sự lắng đọng của các hoạt chất tự nhiên với 2 thành phần chính là magie và sunlfat. Loại muối này giúp giảm viêm, dịu cơn đau lưng, giảm bớt căng thẳng và thư giãn hệ thần kinh… cùng hàng loạt công dụng cho sức khỏe khác. Bạn có thể tìm mua muối này ở rất nhiều cửa hàng trên internet, tuy nhiên giá khá cao.

Cách chữa bệnh thần kinh tọa bằng muối Epsom rất đơn giản. Hãy dùng khoảng 2 muỗng muối cho vào bồn tắm và ngâm mình trong khoảng 15 – 20 phút. Cùng với những lợi ích từ muối, nhiệt độ của nước sẽ kết hợp như một liệu pháp chườm nóng giúp giảm đau, giảm viêm và tăng tuần hoàn máu hiệu quả.

Sử dụng gừng:


Những lợi ích mà gừng mang lại cho sức khỏe giúp nó trở thành loại thảo mộc trong nhà mạnh mẽ và quý giá nhất. Đây là một thực phẩm chống viêm rất mạnh bởi gừng chứa lượng kali cao (thiếu kali sẽ khiến cơn đau thần kinh tọa thêm trầm trọng). Dưới đây là một số cách chữa đau dây thần kinh tọa bằng gừng đơn giản tại nhà.

Trà gừng: Cho một muỗng cà phê bột gừng, 2 – 3 lát gừng tươi và 1 thìa café mật ong, một muỗng nước cốt chanh vào cốc nước nóng. Khuấy đều, để nước nguội bớt rồi uống ngay sau đó. Sử dụng khi bụng đói.



Nhai gừng khô hoặc tươi: Nhai một miếng gừng và nhai nó cho đến khi tất cả nước của miếng gừng đã đọng lại trong miệng và nhổ ra (không nuốt). Thực hiện nhiều lần trong ngày. Nếu không nhai được gừng tươi có thể ăn vài lát gừng khô, lúc này bạn có thể nuốt cả nước gừng và bã gừng. Vật lý trị liệu ở đâu? http://coxuongkhoppcc.com/vat-ly-tri-lieu.html

Ngâm chân:

Cũng với nguyên liệu là gừng nhưng cách chữa bệnh thần kinh tọa này sẽ kết hợp thêm một vài thảo dược khác. Cơn đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến nhiều đến bàn chân, chính vì thế ngâm chân là phương pháp giúp thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên liệu trong bài thuốc ngâm chân bao gồm:

1 củ gừng tươi.

1 muỗng muối

1 nắm lá lốt.

Ngoài gừng, lá lốt cũng có khả năng chống viêm tiêu sưng rất tốt. Trong khi đó muối lại làm nhiệm vị giảm đau, sát trùng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Lá lốt, gừng rửa sạch và giã nát.

Chuẩn bị 1 thau nước ấm, cho gừng và lá lốt, muối vào hòa với nước.

Ngồi trên ghế và thả chân vào ngâm, vừa ngâm vừa massage sẽ tăng công dụng lên rất nhiều.

Ngâm cho tới khi nước nguội hẳn, rửa sạch chân bằng nước ấm.

Sau khi thực hiện cách chữa đau dây thần kinh tọa này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và đỡ đau rất nhiều. Áp dụng phương pháp ngâm chân ngày 1 lần để dự phòng cơn đau tái phát.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn. Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Kết xương trong gãy xương cánh tay

Kết xương trong gãy xương cánh tay xảy ra có thể do chấn thương trực tiếp khi vật cứng đập vào làm gãy xương hoặc khi ngã chống tay xuống đất. Bệnh nhân nếu không được cứu chữa kịp thời có khả năng mắc nhiều biến chứng liệt dây thần kinh quay, thương tổn động mạch cánh tay, hạn chế vận động. Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương cánh tay được áp dụng tuỳ theo từng loại gãy và tuổi bệnh nhân, điều trị bảo tồn được áp dụng cho các gãy xương không di lệch hoặc ít di lệch và vững. Khoảng 75% các gãy đầu trên xương cánh tay là ít di lệch và có thể điều trị bằng bảo tồn, tuy nhiên gãy trật và mất vững gãy xương hở, gãy vụn thì cần được phẫu thuật nắn lại các mặt gãy, bất động đủ vững chắc để tập vận động sớm khớp vai. Cố định ngoài Chỉ định trong gãy hở, có khiếm khuyết da và phần mềm, các gãy vụn nhiều mảnh ở bệnh nhân có nhu cầu vận động sớm, các bệnh nhân gãy thân xương kèm tổn thương bỏng ở vùng khác cần lấy da để ghép, hoặc ở bệnh nhân có kèm gãy xương cẳng tay cùng bên.

Biểu hiên viêm đa khớp dạng thấp là gì ?

Cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Đối xứng: Thường viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Viêm khớp chân http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-chan.html Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế. Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp rất đa dạng, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau: Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhợt. Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương tru ( gần khớp khuỷu tay ), trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp