Chuyển đến nội dung chính

Tê bì chân tay

Khi ngồi quá lâu trong 1 tư thế (chẳng hạn như vắt chéo chân), chân có thể rơi vào trạng thái ngủ tạm thời. Ở các tư thế này, hệ thống dây thần kinh ở chân không được cung cấp đủ oxy và không thể hoạt động bình thường được. 


Các thông tin từ chi đến não bị thiếu hoặc mất hoàn toàn, gây ra cảm giác tê rần ở chân. Đôi khi, ngay cả khi đang vận động, nhiều người vẫn phàn nàn rằng họ bị tê vài ngón chân, hoặc cả bàn chân sau khi chạy bộ. Trong trường hợp này, nguyên nhân bị tê chân có thể do thắt dây giày quá chặt, khiến mạch máu và dây thần kinh bị tắc nghẽn.

Bàn tay phải lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác, hoặc cầm nắm quá chặt một vật cũng là nguyên nhân tê tay. Ở tay có rất nhiều búi thần kinh chạy qua, vì thế chỉ một ảnh hưởng nhỏ cũng làm dây thần kinh bị chèn ép. Thậm chí ở nếu đeo nhẫn quá chặt cũng có thể khiến tay bị tê.

Ở người uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá, dây thần kinh cũng có thể bị sưng tấy hoặc chết, khiến cho thông tin liên lạc giữa chi và não bị gián đoạn, gây tê bì chân tay. Tuy nhiên, chỉ cần ngừng bị tác động, các dây thần kinh này có thể phục hồi và trở về trạng thái bình thường.



Nguyên nhân tê chân tay từ hệ thần kinh trung ương


Tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là một khái niệm chỉ các bệnh về mạch máu não. Bệnh là một trong những nguyên nhân tê bì chân tay hàng đầu hiện nay. Ở tình trạng nặng hơn, người bệnh còn có thể bị liệt nửa người, rối loạn cảm giác…

Khối u: Các khối u lành tính và ác tính (ung thư) thường đè nén lên mạch máu và các dây thần kinh là nguyên nhân tê chân tay. Khối u càng lớn thì lực ép càng mạnh và cảm giác tê chân tay càng nặng hơn.

Chấn thương: Các chấn thương, thậm chí là chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại cũng khiến cho hệ thống dây thần kinh bị tổn thương và gây ra chứng tê bì.

Nhiễm trùng, viêm, thiếu dinh dưỡng: Một số người nghĩ rằng mình có lối sống lành mạnh nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh tê bì chân tay. Chẳng hạn, người ăn chay có nguy cơ thiếu vitamin B12 sau vài năm thực hiện. Việc thiếu vitamin làm cho vỏ myelin của dây thần kinh bị hao mòn. Khi đó, cảm giác tê dại chân tay chính là dấu hiệu đầu tiên.

Hội chứng chèn ép rễ thần kinh: Liên quan đến các bệnh về cột sống như gai cột sống, thoát vị cộtsống, lệch đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức dữ dội tại vùng mà rễ thần kinh bị chèn ép, kèm theo các triệu chứng tê bì chân tay. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính.

Rối loạn chuyển hóa: Các bệnh về rối loạn chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, gout cũng là một trong những nguyên nhân tê bì chân tay phổ biến. Bệnh đa xơ cứng: Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng là mệt mỏi, tê cứng chi, đi lại khó khăn, co thắt cơ, đau nhức…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn. Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Kết xương trong gãy xương cánh tay

Kết xương trong gãy xương cánh tay xảy ra có thể do chấn thương trực tiếp khi vật cứng đập vào làm gãy xương hoặc khi ngã chống tay xuống đất. Bệnh nhân nếu không được cứu chữa kịp thời có khả năng mắc nhiều biến chứng liệt dây thần kinh quay, thương tổn động mạch cánh tay, hạn chế vận động. Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương cánh tay được áp dụng tuỳ theo từng loại gãy và tuổi bệnh nhân, điều trị bảo tồn được áp dụng cho các gãy xương không di lệch hoặc ít di lệch và vững. Khoảng 75% các gãy đầu trên xương cánh tay là ít di lệch và có thể điều trị bằng bảo tồn, tuy nhiên gãy trật và mất vững gãy xương hở, gãy vụn thì cần được phẫu thuật nắn lại các mặt gãy, bất động đủ vững chắc để tập vận động sớm khớp vai. Cố định ngoài Chỉ định trong gãy hở, có khiếm khuyết da và phần mềm, các gãy vụn nhiều mảnh ở bệnh nhân có nhu cầu vận động sớm, các bệnh nhân gãy thân xương kèm tổn thương bỏng ở vùng khác cần lấy da để ghép, hoặc ở bệnh nhân có kèm gãy xương cẳng tay cùng bên.

Biểu hiên viêm đa khớp dạng thấp là gì ?

Cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Đối xứng: Thường viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Viêm khớp chân http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-chan.html Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế. Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp rất đa dạng, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau: Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhợt. Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương tru ( gần khớp khuỷu tay ), trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp