Chuyển đến nội dung chính

Đau nhức cơ bắp

Tình trạng đau cơ bắp chân ảnh hưởng đến việc di chuyển, khiến nhiều người rất khó chịu nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu và làm cách nào để giảm đau nhanh chóng. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ những cơn đau cơ bắp chân của mình xuất phát từ đâu và cách điều trị đau nhức cơ bắp chân hiệu quả qua các các thông tin sau đây.


Nguyên nhân gây đau cơ bắp chân


Đau cơ bắp chân là tình trạng đau nhức mỏi ở bắp chân hoặc cảm thấy nặng chân thường xuất hiện vào những thời điểm khác nhau khó biết trước. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và thường gặp nhất là do:

1 – Suy tĩnh mạch

Những người bị đau bắp chân do bị suy tĩnh mạch là do thường đứng nột chỗ quá lâu, ít vận động khiến các mạch máu ở phần thấp của chân kém lưu thông, bị ứ đọng và gây chèn ép dẫn đến đau nhức. Những biểu hiện thường thấy khi bị suy tĩnh mạch là buổi tối đi ngủ mà gác chân lên cao thì hết đau nhưng ngày hôm sau đi làm về thì cảm thấy bắp chân đau mỏi, nhức, chân nặng và có cảm giác phù chân. Ban đêm có thể bị vọp bẻ.

2 – Đau cơ bắp chân do đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh phổ biến hiện nay, và là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức bắp chân. Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương mà vị trí mà mức độ đau chân có thể khác nhau. Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau đến mắt cá ngoài bàn chân.



Đau dây thần kinh tọa thực tế có thể do bị chấn thương, tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do các bệnh lý về cột sống gây nên, trong đó thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là chủ yếu. Khi các tổn thương về thực thể xảy ra (như đĩa đệm bị tràn ra ngoài hay có khớp xương bị viêm,…) chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau.

3 – Đau cơ bắp chân do chuột rút

Đau bắp chân do bị chuột rút cũng khá phổ biến. Nhiều người gặp phải tình trạng này là do không khởi động hoặc khởi động không kỹ trước khi tập thể dục, tập luyện quá sức. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai thường hay bị thiếu canxi nên cũng có thể bị chuột rút làm đau bắp chân. Một số người phải hoạt động thường xuyên khiến cơ bắp mệt mỏi, không được thư giãn, máu huyết lưu thông kém hoặc sử dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ là chuột rút cũng làm cơ bắp chân bị đau.

Ngoài những nguyên nhân trên đây, một số trường hợp bị đau bắp chân có thể là do do tắc mạch máu, thoái hóa khớp gối, tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh bạch huyết… Người bệnh cần phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng thì mới biết được nguyên nhân chính xác.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn. Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Kết xương trong gãy xương cánh tay

Kết xương trong gãy xương cánh tay xảy ra có thể do chấn thương trực tiếp khi vật cứng đập vào làm gãy xương hoặc khi ngã chống tay xuống đất. Bệnh nhân nếu không được cứu chữa kịp thời có khả năng mắc nhiều biến chứng liệt dây thần kinh quay, thương tổn động mạch cánh tay, hạn chế vận động. Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương cánh tay được áp dụng tuỳ theo từng loại gãy và tuổi bệnh nhân, điều trị bảo tồn được áp dụng cho các gãy xương không di lệch hoặc ít di lệch và vững. Khoảng 75% các gãy đầu trên xương cánh tay là ít di lệch và có thể điều trị bằng bảo tồn, tuy nhiên gãy trật và mất vững gãy xương hở, gãy vụn thì cần được phẫu thuật nắn lại các mặt gãy, bất động đủ vững chắc để tập vận động sớm khớp vai. Cố định ngoài Chỉ định trong gãy hở, có khiếm khuyết da và phần mềm, các gãy vụn nhiều mảnh ở bệnh nhân có nhu cầu vận động sớm, các bệnh nhân gãy thân xương kèm tổn thương bỏng ở vùng khác cần lấy da để ghép, hoặc ở bệnh nhân có kèm gãy xương cẳng tay cùng bên.

Biểu hiên viêm đa khớp dạng thấp là gì ?

Cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Đối xứng: Thường viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Viêm khớp chân http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-chan.html Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế. Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp rất đa dạng, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau: Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhợt. Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương tru ( gần khớp khuỷu tay ), trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp