Càng lớn tuổi thì dây chằng càng yếu và không chịu được áp lực hằng ngày dù chỉ là những động tác quen thuộc. Khi có biểu hiện đau ở khớp vai thường nghĩ mắc các bệnh thông thường và đến bệnh viện khi cơn đau nặng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân vùng vai là do sự kích động thái quá của gân bao bọc khớp vai bởi những động tác bất thường, như chơi một môn thể thao mới (leo trèo, tennis, tập tạ...) hoặc làm những việc cần giơ tay qua vai (sơn phết, quét trần, lau kính...).
Cho khớp nghỉ ngơi: Khi bị đau nên ngưng ngay động tác bị nghi ngờ gây đau và cho khớp nghỉ ngơi, nhưng chú ý không để bất động với băng đeo tay vì có nguy cơ tê cứng. Vẫn tiếp tục hoạt động tay bằng cách giữ thấp cùi chỏ, để gần thân và dùng những động tác ít gây đau nhất.
Xoa dịu cơn đau do viêm gân: Sử dụng túi chườm đá để giảm cơn đau. Nếu tình trạng không cải thiện thì nên đến bác sĩ để được chỉ định kháng sinh (uống hoặc chích), thậm chí điều trị chạy sóng siêu âm hoặc ion hóa trị - là 2 phương pháp giảm đau hiệu quả.
Viêm gân vùng vai là gì ? |
Thực hiện siêu âm: Có thể chẩn đoán, khoanh vùng bị đau và thực hiện băng, chèn tại chỗ nếu thật sự gặp vấn đề về gân.
Kiểm tra răng: Trong trường hợp đau vai kéo dài và thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng thì nên đến nha sĩ. Một ổ viêm nhiễm ở răng có thể gây viêm gân.
Nguy cơ kéo dài: Thông thường một cơn viêm gân có thể phục hồi sau 3 tháng. Tuy nhiên nếu đã áp dụng chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì nên tìm bác sĩ về khớp hoặc bác sĩ tư vấn thể thao. Có một số bệnh lý cần phải kiểm tra kỹ, chẳng hạn rạn nứt cối khớp vai.
Một chế độ ăn phù hợp cũng có thể tăng cường sự dẻo dai cho gân, nâng cao hệ miễn dịch kháng viêm cho cơ thể, nhất là tình trạng viêm gân. Nên ăn nhiều cá, dầu hạt lanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E và selen.
►Xem thêm: Cơn đau thắt vùng xương ức
Nhận xét
Đăng nhận xét