Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu chung về hệ xương là gì ?

Xương hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể. Xương giúp sản sinh tế bào hồng cầu và bạch cầu, dự trữ chất khoáng và giúp cơ thể chuyển động. Cơ thể người khi sinh ra có 270 xương. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó sẽ liên kết với nhau trong suốt quá trình phát triển và tiến hóa. 

Đến khi trưởng thành, cơ thể sẽ có 206 xương khác nhau, không tính đến một số lượng lớn các xương vừng nhỏ. Xương lớn nhất trong cơ thể là xương đùi và xương nhỏ nhất là xương bàn đạp trong lỗ tai giữa.

Cấu trúc của hệ xương. Xương được cấu tạo chính từ màn xương (lớp bên ngoài), xương xốp (lớp bên trong) và tủy:
Màn xương, còn gọi là xương đặc, bảo vệ lớp xương xốp khỏi áp lực từ bên ngoài. Nó chiếm 80% khối lượng xương, thường rất dày, chắc và cứng;

Xương xốp, hay còn gọi là các bè xương, là lớp bên trong của xương và không dày đặc như vỏ xương. Nó được hình thành bởi sợi xương, một dạng cấu trúc có khả năng tạo màng;

Tủy xương, hay còn gọi là mô tủy, được tìm thấy ở hầu hết các loại xương có chứa mô xương xốp. Đối với trẻ sơ sinh, tất cả loại xương đều chứa tủy đỏ, tuy nhiên khi trẻ lớn, tủy đỏ sẽ trở thành tủy vàng hay tủy béo. Đối với người lớn, tủy xương đỏ hầu hết được tìm thấy ở xương đùi, xương sườn, đốt sống và xương chậu.

Tìm hiểu chung về hệ xương là gì ?
Tìm hiểu chung về hệ xương là gì ?


Xương còn bao gồm:

Xương hình thành các tế bào (nguyên bào tạo xương và tế bào xương);
Xương tái hấp thu các tế bào (tế bào hủy xương);
Khung xương không chứa chất khoáng và các loại protein không phải collagen;
Muối khoáng vô cơ lắng trong các khung xương.
Các loại xương

Hai loại xương dễ nhận dạng thông qua hình mẫu của collagen hình thành mô tiền cốt:
Xương đan được nhận dạng bởi cấu tạo không có hệ thống của các sợi collagen và khá yếu về mặt cơ học;
Xương đặc có đặc tính là những mảng collagen chạy song song với nhau và mạnh về mặt cơ học.

Xương đan được hình thành khi nguyên bào tạo xương sản xuất ra mô tiền cốt một cách nhanh chóng. Điều này xảy ra đầu tiên ở tất cả các xương của thai nhi, tuy nhiên sau đó xương đan sẽ được thay thế bằng cách mô phỏng và sự ứ đọng của các xương đặc nhiều hơn. 

Đối với người lớn, xương đan được hình thành khi có sự hình thành xương quá nhanh chóng, giống như quá trình sửa chữa các vết gãy nứt. Theo sau chỗ gãy nứt, xương đan sẽ được tạo hình và xương đặc sẽ ứ đọng lại. Hầu hết các xương phát triển lành mạnh là xương đặc.

Những chức năng chủ yếu của hệ xương là gì?

Nâng đỡ: Xương tạo thành một bộ khung giúp kết nối các cơ và mô;
Bảo vệ: Xương sọ và xương lồng ngực bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi tổn thương;
Chuyển động: Nhờ các điểm kết nối với cơ, xương giúp cơ thể chuyển động;
Dự trữ chất khoáng: Xương đóng vai trò như một kho dự trữ canxi, photpho và các chất khoáng cần thiết trong cơ thể;

Sản sinh tế bào máu: Sự sản sinh các tế bào máu xuất hiện ở tủy đỏ được tìm thấy bên trong khoang của một số loại xương nhất định; Dự trữ năng lượng: Các lipid như chất béo được dự trữ trong các tế bào mỡ của tủy vàng hoạt động như một nơi cung cấp năng lượng.

Sự phát triển của hệ xương

Quá trình hình thành xương diễn ra thông qua hai tiến trình:
Sự hóa xương trong màng xương dẫn đến sự hình thành các xương dẹt (như xương sọ, xương đòn, xương hàm dưới);

Sự hóa xương của các cấu trúc sụn (như xương đùi, xương chày, xương cánh tay, xương quay).

Các xương dài tiếp tục phát triển về chiều dài và chiều rộng đến khi trưởng thành. Việc gia tăng chiều dài xương là do sự hình thành các mảng sụn tại mỗi điểm cuối của xương dài. Gia tăng chu vi của thân xương xảy ra do sự hình thành của xương mới trên bề mặt ngoài của vỏ xương.

►Xem thêm: Bệnh viêm khớp tay

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn. Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Liệt dây thần kinh số 7 nên kiêng ăn gì?

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 không nên ăn, có thể dễ dàng phát hiện qua việc vệ sinh buổi sáng, người bệnh có thể gặp khó khăn khi vệ sinh cá nhân, súc miệng, đánh răng… Cụ thể hơn, khi soi gương người bệnh có thể cảm thấy mặt lệch, mắt có hiện tượng sếch, môi hơi lệch về một bên… Các hoạt động đơn giản và cơ bản hàng ngày như nhắm mắt, chu môi, chúm môi… đều vô cùng khó khăn. Vị giác bị rối loạn, nếu bệnh nặng có thể sẽ mất cảm giác vị giác, không còn thưởng thức được hương vị của các món ăn. Đôi khi mất cảm giác trên khuôn mặt, không kiểm soát được trạng thái của chính bản thân mình. Các hiện tượng như ù tai, nghe kém, chân tay bên đối diện với bên liệt có hiện tượng mỏi. Khi ngủ người bệnh không thể nhắm mắt, khép miệng, nước mắt và nước dãi chảy ra ngoài. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. Thông thường, người ta kết hợp sử dụng thuốc và châm cứu để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng liệt dây thần ki

Chữa viêm xương

Sinh thiết xương sẽ tiết lộ loại vi trùng gây nhiễm trùng, bác sĩ có thể chọn thuốc kháng sinh đặc biệt tốt cho loại nhiễm trùng. Các kháng sinh thường được sử dụng thông qua tĩnh mạch ở cánh tay trong ít nhất 6 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Các phương pháp điều trị viêm xương là dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị nhiễm bệnh hoặc chết. Phẫu thuật Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phẫu thuật viêm tủy xương có thể bao gồm một hoặc nhiều các thủ thuật sau đây: Lấy dịch từ các khu vực bị nhiễm bệnh. Mở khu vực xung quanh xương bị nhiễm bệnh cho phép bác sĩ phẫu thuật lấy mủ hoặc chất dịch đã tích tụ. Lấy bỏ xương và mô bệnh. Bác sĩ phẫu thuật lấy bỏ xương bị bệnh khi có thể, lấy một ít mép xương khỏe mạnh để đảm bảo rằng tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh đã được lấy bỏ. viêm khớp nên ăn uống gì http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-nen-an-uong-gi.html Phục hồi lưu lượng máu đến xương. Bác sĩ ph